Mẹo sửa chữa điều hòa không lạnh tại nhà ai cũng làm được

sửa chữa điều hòa không lạnh

Sửa chữa điều hòa không lạnh là vấn đề nhiều gia đình gặp phải khi sử dụng trong thời gian dài. Khi điều hòa không mát, không cần vội gọi thợ ngay. Và bạn hoàn toàn có thể tự kiểm tra và khắc phục một số lỗi đơn giản tại nhà. Trong bài viết này, Điện lạnh Trung Anh sẽ hướng dẫn bạn những mẹo sửa chữa điều hòa không lạnh dễ thực hiện, giúp thiết bị hoạt động hiệu quả trở lại mà không tốn kém chi phí. 

Sửa chữa điều hòa không lạnh do lưới lọc bẩn

Khi điều hòa không lạnh, một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là do lưới lọc bị bám bụi bẩn. Lưới lọc quá dơ sẽ cản trở luồng không khí lưu thông, làm giảm hiệu suất làm lạnh và có thể khiến điều hòa hoạt động kém hiệu quả.

Tại sao lưới lọc bẩn làm điều hòa không lạnh?

Lưới lọc bẩn là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến điều hòa không lạnh. Dưới đây là một số lý do chính khi lưới lọc bẩn khiến điều hòa không lạnh:

  • Cản trở luồng không khí: Khi lưới lọc bám đầy bụi bẩn, luồng không khí lạnh không thể lưu thông hiệu quả. Điều đó khiến hơi lạnh không lan tỏa khắp phòng.
  • Giảm hiệu suất làm mát: Lưới lọc bẩn, điều hòa phải hoạt động với công suất cao hơn để làm lạnh. Tuy nhiên do luồng khí bị chặn, nhiệt độ phòng vẫn không giảm nhanh như mong muốn.
  • Tăng tiêu thụ điện năng: Máy lạnh phải hoạt động nhiều hơn để bù lại luồng không khí bị cản trở. Do đó dẫn đến hóa đơn tiền điện cao hơn.
  • Tích tụ vi khuẩn, nấm mốc: Bụi bẩn và hơi ẩm bám trên lưới lọc là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Do đó không chỉ làm giảm hiệu suất điều hòa mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
  • Gây hỏng hóc cho dàn lạnh: Khi lưới lọc quá bẩn, hơi lạnh không thể tỏa ra ngoài. Điều đó làm cho dàn lạnh bị đóng băng hoặc thậm chí gây hư hỏng các linh kiện bên trong.

Cách vệ sinh lưới lọc đơn giản tại nhà

Vệ sinh lưới lọc thường xuyên giúp sửa chữa điều hòa không lạnh, duy trì hiệu suất làm mát và tiết kiệm điện. Dưới đây là các bước cụ thể để vệ sinh lưới lọc tại nhà:

  • Chuẩn bị dụng cụ cần thiết: Trước khi vệ sinh, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết như tua vít, bàn chải mềm hoặc khăn sạch, nước ấm hoặc nước rửa chén pha loãng, khăn khô. 
  • Tắt nguồn điện điều hòa: Trước khi vệ sinh, hãy tắt điều hòa và ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn.
  • Tháo lưới lọc điều hòa: Mở nắp dàn lạnh bằng cách dùng tay nhẹ nhàng kéo lên. Sau đó tiến hành tháo lưới lọc ra khỏi khung máy.
  • Vệ sinh lưới lọc: Dùng bàn chải mềm hoặc vòi nước xả nhẹ để loại bỏ bụi bẩn. Nếu lưới lọc quá bẩn, ngâm vào nước ấm pha chút nước rửa chén khoảng 10-15 phút, sau đó rửa sạch. Tuyệt đối không dùng nước nóng hoặc hóa chất mạnh vì có thể làm hỏng lưới lọc.
  • Làm khô và lắp lại: Để lưới lọc khô tự nhiên hoặc dùng khăn mềm lau khô. Ssu đó lắp lưới lọc vào đúng vị trí và đóng nắp lại.
  • Kiểm tra và khởi động điều hòa: Cắm nguồn điện, bật điều hòa và kiểm tra luồng khí lạnh có cải thiện không.
sửa chữa điều hòa không lạnh (1)
Sửa chữa điều hòa không lạnh do lưới lọc bẩn

Sửa chữa điều hòa không lạnh do cài đặt nhiệt độ sai

Khi điều hòa không lạnh, nguyên nhân thường bị bỏ qua là do cài đặt nhiệt độ sai. Nếu nhiệt độ, điều hòa sẽ không lạnh như mong muốn.

Sai lầm thường gặp khi cài đặt nhiệt độ

Cài đặt nhiệt độ không đúng cách là một trong những nguyên nhân khiến điều hòa không lạnh. Dưới đây là những sai lầm phổ biến khiến điều hòa hoạt động không hiệu quả:

  • Để nhiệt độ quá thấp ngay khi bật máy: Nhiều người nghĩ rằng cài đặt điều hòa ở 16-18°C sẽ giúp phòng mát nhanh hơn. Thực tế, điều này không làm giảm nhiệt độ nhanh mà chỉ khiến máy hoạt động quá tải. Vì máy nén phải chạy liên tục, tiêu hao điện năng và dễ bị hỏng hóc.
  • Cài đặt nhiệt độ quá thấp so với nhiệt độ môi trường: Khi thời tiết nắng nóng, việc đặt nhiệt độ chênh lệch lớn với môi trường gây áp lực lên máy nén. Điều hòa phải hoạt động liên tục, tiêu tốn điện nhưng hiệu suất làm lạnh không cao. Mức nhiệt độ lý tưởng nên duy trì chênh lệch từ 5-7°C so với bên ngoài.
  • Không kết hợp với quạt gió: Chỉ giảm nhiệt độ mà không điều chỉnh quạt gió khiến hơi lạnh không lan tỏa đều. 
  • Không kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ theo nhu cầu thực tế: Giữ nguyên một mức nhiệt cả ngày có thể gây lãng phí điện năng.

Cách chỉnh nhiệt độ tối ưu giúp làm mát nhanh hơn

Việc chỉnh nhiệt độ điều hòa đúng cách giúp phòng mát nhanh, tiết kiệm điện và tăng tuổi thọ thiết bị. Dưới đây là các mẹo đơn giản để tối ưu hiệu suất làm mát.

  • Cài đặt nhiệt độ hợp lý: Không nên để điều hòa ở 16-18°C ngay khi bật máy. Nhiệt độ lý tưởng từ 24-27°C giúp làm mát nhanh mà không gây quá tải. Đặt nhiệt độ phù hợp giúp giảm tiêu hao điện năng đáng kể.
  • Sử dụng chế độ làm lạnh nhanh (Turbo/Powerful): Chế độ Turbo hoặc Powerful giúp máy hoạt động hết công suất trong thời gian ngắn. Dùng tính năng này khi mới bật điều hòa để giảm nhiệt độ nhanh chóng. Sau 15-20 phút, chuyển về chế độ bình thường để tiết kiệm điện.
  • Điều chỉnh hướng gió hợp lý: Hướng gió đúng giúp phân tán khí lạnh đều khắp phòng. Nên chỉnh cánh quạt hướng lên trên để hơi lạnh lan tỏa hiệu quả hơn. Bật quạt gió hỗ trợ giúp luồng khí mát lưu thông nhanh hơn.
  • Sử dụng chế độ quạt tự động (Auto Fan): Chế độ Auto Fan giúp điều hòa tự điều chỉnh tốc độ quạt phù hợp. Giữ nhiệt độ phòng ổn định mà không cần chỉnh tay nhiều lần. Tránh để quạt gió ở mức thấp vì có thể làm giảm tốc độ làm lạnh.
  • Đóng kín cửa và hạn chế nguồn nhiệt bên ngoài: Đảm bảo cửa phòng kín để tránh hơi lạnh thoát ra ngoài. Dùng rèm cửa hoặc phim cách nhiệt để giảm ánh nắng chiếu trực tiếp vào phòng. Hạn chế sử dụng thiết bị tỏa nhiệt như đèn sợi đốt hoặc bếp trong phòng.
sửa chữa điều hòa không lạnh (2)
Sửa chữa điều hòa không lạnh do cài đặt nhiệt độ sai

Sửa chữa điều hòa không lạnh do dàn nóng, dàn lạnh bẩn

Dàn nóng, dàn lạnh bẩn làm cản trở luồng khí, giảm hiệu suất làm lạnh của điều hòa.

Dàn nóng, dàn lạnh bám bụi ảnh hưởng thế nào?

Khi dàn nóng và dàn lạnh bám bụi, điều hòa sẽ hoạt động kém hiệu quả, thậm chí không làm lạnh được. Dưới đây là những ảnh hưởng nghiêm trọng mà bạn cần lưu ý:

  • Giảm hiệu suất làm lạnh: Lớp bụi dày trên dàn lạnh cản trở luồng không khí lưu thông, khiến điều hòa không thể tỏa hơi lạnh đều khắp phòng. Máy phải hoạt động lâu hơn nhưng hiệu quả làm mát giảm rõ rệt.
  • Gây quá tải cho máy nén: Dàn nóng bị bám bụi khiến khả năng tản nhiệt kém, làm máy nén phải hoạt động liên tục để duy trì nhiệt độ. Điều này dễ gây nóng máy, giảm tuổi thọ và tăng nguy cơ hỏng hóc.
  • Tăng tiêu thụ điện năng: Điều hòa bị bám bụi khiến máy phải chạy lâu hơn để đạt được mức nhiệt mong muốn. Điều này dẫn đến tăng lượng điện tiêu thụ, làm hóa đơn tiền điện tăng cao đáng kể.
  • Gây chảy nước và đóng băng dàn lạnh: Bụi bẩn làm tắc nghẽn đường ống thoát nước, khiến điều hòa bị chảy nước hoặc đóng băng dàn lạnh. Đây là một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy khi máy không được vệ sinh thường xuyên.
  • Làm giảm tuổi thọ điều hòa: Làm việc quá tải trong thời gian dài khiến các linh kiện nhanh hao mòn, làm giảm tuổi thọ máy. Việc vệ sinh định kỳ giúp bảo vệ thiết bị, hạn chế chi phí sửa chữa không đáng có.

Hướng dẫn vệ sinh đúng cách, tránh hư hỏng

  • Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh: Trước khi bắt đầu, bạn cần chuẩn bị tua vít, chổi mềm hoặc khăn khô, bình xịt nước hoặc máy rửa áp lực thấp, dung dịch vệ sinh chuyên dụng, găng tay bảo hộ
  • Cách vệ sinh dàn lạnh đúng cách: Tắt nguồn điện để đảm bảo an toàn khi vệ sinh. Sau đó , dùng tua vít tháo nắp dàn lạnh, lấy lưới lọc ra. Rửa lưới lọc bằng nước sạch, có thể dùng xà phòng nhẹ nếu bám bụi nhiều. Dùng khăn khô hoặc chổi mềm lau sạch bụi bám trên dàn lạnh. Nếu có nhiều bụi, dùng bình xịt nước làm sạch nhẹ nhàng. Lắp lại lưới lọc và đóng nắp dàn lạnh sau khi khô hoàn toàn. Không dùng nước xịt trực tiếp vào bo mạch để tránh chập điện!
  • Cách Vệ Sinh Dàn Nóng Đúng Cách: Tắt nguồn điện trước khi vệ sinh. Sau đó, dùng chổi mềm hoặc khăn lau sạch bụi bám bên ngoài dàn nóng. Dùng bình xịt nước hoặc máy rửa áp lực thấp làm sạch dàn tản nhiệt, phun nước theo chiều từ trên xuống dưới. Kiểm tra khu vực đặt dàn nóng, loại bỏ lá cây hoặc vật cản xung quanh. Đợi dàn nóng khô ráo rồi bật điều hòa để kiểm tra hoạt động. Không dùng nước áp lực cao vì có thể làm cong, gãy lá tản nhiệt!

Bao lâu thì nên vệ sinh dàn nóng và dàn lạnh?

Tần suất vệ sinh lưới lọc điều hòa phụ thuộc vào môi trường sống. Nếu sống trong khu vực ít bụi, bạn nên vệ sinh 6 tháng một lần để duy trì hiệu suất làm mát. Với môi trường nhiều bụi, ô nhiễm, việc vệ sinh cần thực hiện 3 tháng một lần để tránh bụi bẩn tích tụ gây cản trở luồng gió. Đặc biệt, nếu gia đình có nuôi thú cưng, lông và bụi có thể bám nhiều hơn, do đó bạn nên làm sạch lưới lọc 2-3 tháng một lần để đảm bảo không khí trong lành và điều hòa hoạt động tốt nhất.

sửa chữa điều hòa không lạnh (3)
Sửa chữa điều hòa không lạnh do dàn nóng, dàn lạnh bẩn

>>>Xem thêm: Sửa điều hoà Hà Nội

Sửa chữa điều hòa không lạnh do thiếu gas

Thiếu gas khiến điều hòa không lạnh, hơi mát yếu, cần kiểm tra và nạp gas kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết điều hòa thiếu gas

Gas lạnh giúp điều hòa làm mát hiệu quả. Khi thiếu gas, máy hoạt động kém và dễ hỏng hóc. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết điều hòa thiếu gas: 

  • Điều hòa làm lạnh kém: Điều hòa vẫn chạy nhưng không mát như trước. Bạn chỉnh nhiệt độ thấp nhưng phòng vẫn nóng. Điều này cho thấy máy thiếu gas.
  • Điều hòa chạy liên tục nhưng không ngắt: Máy hoạt động liên tục mà không tự ngắt như bình thường. Bạn thấy điều hòa chạy lâu nhưng nhiệt độ vẫn không giảm. 
  • Dàn lạnh bị đóng tuyết: Nếu nhìn vào dàn lạnh, bạn thấy lớp tuyết trắng bám trên ống đồng. Đây là dấu hiệu thiếu gas rõ ràng. Gas giảm khiến nhiệt độ trong dàn lạnh quá thấp, gây đóng tuyết. 
  • Dàn nóng không tỏa hơi nóng: Bạn kiểm tra dàn nóng nhưng không cảm nhận được hơi nóng. Quạt vẫn chạy nhưng nhiệt không thoát ra. Điều này xảy ra do thiếu gas làm quá trình trao đổi nhiệt kém. 
  • Điều hòa báo lỗi hoặc tự ngắt: Một số dòng điều hòa sẽ báo lỗi khi gas yếu. Bạn có thể thấy mã lỗi như E4, EC hoặc F0. Nếu điều hòa tự ngắt đột ngột, có thể do thiếu gas. 
  •  

Hướng dẫn nạp gas điều hòa 

Nạp gas giúp điều hòa làm mát tốt và vận hành ổn định. Dưới đây là các bước nạp gas đúng kỹ thuật để đảm bảo an toàn.

  • Chuẩn bị dụng cụ nạp gas: Trước khi nạp gas, bạn cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ như đồng hồ đo áp suất, máy hút chân không, bình gas phù hợp hợp với điều hòa. Ngoài ra, cần có cờ lê, tua vít để tháo lắp van nạp. Và đừng quên sử dụng găng tay bảo hộ để tránh nguy hiểm.
  • Kiểm tra lượng gas còn lại: Trước khi nạp gas, cần kiểm tra điều hòa có thật sự thiếu gas không. Dùng đồng hồ đo áp suất để xác định lượng gas hiện tại. Nếu áp suất thấp hơn mức tiêu chuẩn, máy đang bị thiếu gas. 
  • Hút chân không hệ thống: Trước khi nạp gas, cần hút hết không khí thừa trong đường ống. Dùng máy hút chân không để loại bỏ hơi ẩm trong hệ thống. Quá trình này giúp tránh tắc nghẽn và đảm bảo gas lưu thông tốt. Hút chân không đúng cách giúp điều hòa hoạt động ổn định hơn.
  • Tiến hành nạp gas: Sau khi hút chân không, tiến hành nạp gas cho điều hòa. Kết nối bình gas với van nạp của điều hòa. Mở van từ từ để gas đi vào hệ thống một cách ổn định. Theo dõi đồng hồ đo áp suất để đảm bảo lượng gas đạt mức tiêu chuẩn. Khi đủ gas, khóa van lại và tháo dụng cụ nạp.
  • Kiểm tra hoạt động sau khi nạp gas: Sau khi nạp gas xong, bật điều hòa để kiểm tra hoạt động. Đo nhiệt độ đầu ra để đảm bảo máy làm lạnh tốt. Quan sát dàn nóng và dàn lạnh để xem máy có chạy ổn định không. Nếu điều hòa vẫn không lạnh, có thể do rò rỉ gas hoặc hỏng linh kiện.

Có nên tự nạp gas tại nhà hay gọi thợ khi sửa chữa điều hòa không lạnh?

Việc nạp gas điều hòa đòi hỏi kỹ thuật cao và dụng cụ chuyên dụng. Nếu bạn có kinh nghiệm, hiểu rõ quy trình và sở hữu đầy đủ dụng cụ như đồng hồ đo áp suất, máy hút chân không, bạn có thể tự nạp gas khi điều hòa chỉ thiếu gas nhẹ. Tuy nhiên, nếu không có chuyên môn, việc nạp gas sai cách có thể khiến điều hòa hư hỏng nặng hơn hoặc gây nguy hiểm. Nếu máy làm lạnh kém dù đã vệ sinh sạch sẽ, có dấu hiệu rò rỉ gas hoặc hỏng linh kiện, bạn nên gọi thợ chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

sửa chữa điều hòa không lạnh (4)
Sửa chữa điều hòa không lạnh do thiếu gas

Sửa chữa điều hòa không lạnh do lỗi nguồn điện và linh kiện

Nguồn điện yếu hoặc chập chờn khiến điều hòa không hoạt động đúng công suất.

Điện áp không ổn định có ảnh hưởng gì?

Điện áp không ổn định là một trong những nguyên nhân khiến điều hòa không lạnh, hoạt động kém hiệu quả và dễ hỏng hóc. Dưới đây là những tác động tiêu cực của tình trạng này.

  • Làm giảm hiệu suất làm lạnh: Khi điện áp quá thấp, máy nén không hoạt động đúng công suất. Điều hòa có thể chạy nhưng không đủ mạnh để làm mát phòng. Nhiệt độ không đạt mức cài đặt, khiến máy chạy liên tục và tốn điện.
  • Dễ gây hư hỏng linh kiện: Điện áp tăng giảm đột ngột có thể làm chập cháy bo mạch, tụ điện. Máy nén hoạt động không ổn định, dễ bị quá tải và hỏng hóc. Quạt gió, cảm biến nhiệt và các bộ phận khác cũng nhanh xuống cấp.
  • Làm điều hòa nhanh hỏng: Việc hoạt động trong điều kiện điện áp không ổn định khiến máy giảm tuổi thọ. Điều hòa dễ bị lỗi như không lạnh, tự tắt hoặc không khởi động được. Nếu kéo dài, bạn có thể phải thay thế hoặc sửa chữa tốn kém.
  • Tiêu tốn điện năng nhiều hơn: Điện áp yếu khiến máy chạy lâu hơn nhưng hiệu suất không cao. Điều hòa tiêu thụ nhiều điện nhưng không đạt được độ lạnh mong muốn.

Cách khắc phục điện áp không ổn định

Điện áp không ổn định là một trong những nguyên nhân khiến việc sửa chữa điều hòa không lạnh trở nên khó khăn và tốn kém. Để khắc phục tình trạng này và giúp máy lạnh hoạt động ổn định, bạn có thể áp dụng những cách sau:

  • Sử dụng ổn áp cho điều hòa: Điện áp không ổn định có thể khiến điều hòa hoạt động không hiệu quả. Ổn áp giúp duy trì nguồn điện ổn định, tránh tình trạng quá tải hoặc thiếu hụt điện áp, bảo vệ máy nén và các linh kiện bên trong.
  • Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống điện: Đảm bảo hệ thống điện trong nhà bạn hoạt động ổn định. Nếu điện áp không ổn định kéo dài, bạn nên gọi thợ đến kiểm tra và sửa chữa hệ thống điện để tránh ảnh hưởng đến điều hòa và các thiết bị khác.
  • Cài đặt lại điện áp cho điều hòa: Nếu điều hòa có chức năng điều chỉnh điện áp, bạn có thể thử cài đặt lại sao cho phù hợp. Điều này giúp máy hoạt động hiệu quả mà không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi điện áp.

Những linh kiện thường gặp lỗi và cách kiểm tra khi sửa chữa điều hòa không lạnh

Khi điều hòa không lạnh, có thể một số linh kiện đã gặp sự cố. Dưới đây là những bộ phận phổ biến thường gặp lỗi: 

  • Máy nén (Block điều hòa): Máy nén bị lỗi khiến điều hòa không lạnh hoặc phát ra tiếng kêu lạ. Bạn có thể sờ dàn nóng, nếu không thấy hơi nóng thoát ra, máy nén có thể đang gặp vấn đề.
  • Tụ điện khởi động: Tụ điện hỏng làm điều hòa không lên nguồn hoặc không làm lạnh. Dùng đồng hồ đo điện để kiểm tra, nếu giá trị quá thấp hoặc bằng 0, tụ đã hỏng.
  • Quạt dàn lạnh/dàn nóng: Quạt dàn lạnh hoặc dàn nóng hỏng sẽ làm gió yếu, khiến phòng lâu mát. Quan sát hoạt động của quạt, nếu không quay hoặc quay yếu, cần kiểm tra và thay thế.
  • Cảm biến nhiệt độ: Cảm biến nhiệt lỗi khiến điều hòa làm lạnh không đúng nhiệt độ cài đặt. Hãy thử hạ nhiệt độ xuống, nếu máy không thay đổi công suất làm lạnh, có thể cảm biến đã hỏng.
  • Bo mạch điều khiển: Bo mạch lỗi làm điều hòa hoạt động chập chờn hoặc không nhận tín hiệu từ remote. Kiểm tra pin remote trước, nếu vẫn không điều khiển được, có thể bo mạch bị hỏng.
sửa chữa điều hòa không lạnh (5)
Sửa chữa điều hòa không lạnh do lỗi nguồn điện và linh kiện

Địa điểm sửa chữa và bảo dưỡng điều hòa uy tín tại Hà Nội

Bạn đang lo lắng vì tìm cách sửa chữa điều hòa không lạnh? Đừng lo, Điện Lạnh Trung Anh sẽ giúp bạn khắc phục nhanh chóng! Chúng tôi cung cấp dịch vụ sửa chữa chuyên nghiệp, đảm bảo máy hoạt động trơn tru trở lại. Với đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, chúng tôi sẽ kiểm tra và xử lý lỗi triệt để. Chúng tôi cam kết giá cả minh bạch, không phát sinh chi phí, giúp khách hàng hoàn toàn yên tâm. Đặc biệt, bảo hành dài hạn, hỗ trợ tận tình sau sửa chữa, mang lại sự an tâm tuyệt đối. Hãy liên hệ ngay Điện Lạnh Trung Anh để được tư vấn chi tiết và nhận ưu đãi hấp dẫn!

sửa chữa điều hòa không lạnh (6)
Địa điểm sửa chữa và bảo dưỡng điều hòa uy tín tại Hà Nội

Kết luận 

Với những mẹo sửa chữa đơn giản trên, bạn có thể dễ dàng sửa chữa điều hòa không lạnh, giúp máy hoạt động ổn định và làm mát hiệu quả hơn. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những giải pháp thiết thực để xử lý sự cố nhanh chóng và hiệu quả.

Thông tin liên hệ

  • ĐIỆN LẠNH TRUNG ANH
  • Địa Chỉ: 192 Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Hotline: 0979009168
  • Email: dienlanhtrunganh168@gmail.com
  • Website: www.dienlanhtrunganh.com

Xem thêm:

Rate this post